TEKSOL - We develop industry

https://vnteksol.com


LÀM SAO ĐỂ KIỂM TRA KĨ VÀ CẨN THẬN

Giống như tự mình cù léc thì không cười, lỗi của mình cũng ít khi tự nhận thấy. Nên đặc điểm chung của các cách sau đều có sự tham gia của người khác hay bộ phận khác.
LÀM SAO ĐỂ KIỂM TRA KĨ VÀ CẨN THẬN

LÀM SAO ĐỂ KIỂM TRA KĨ VÀ CẨN THẬN

1) Hãy bắt đầu từ các cách kiểm tra
Giống như tự mình cù léc thì không cười, lỗi của mình cũng ít khi tự nhận thấy. Nên đặc điểm chung của các cách sau đều có sự tham gia của người khác hay bộ phận khác.

* Double check: là kiểm tra hai lần. Thông thường tự mình kiểm tra trước, rồi nhờ người khác kiểm tra thêm lần nữa.
VD: Nhân viên A phụ trách kho lập danh sách tồn kho. Sau khi danh sách hoàn thành, nhân viên A tự kiểm đếm hạng mục, số lượng, ... lại. Rồi nhân viên B tiếp tục kiểm tra lại lần nữa.

- Ưu điểm: Kiểm tra hai lần và hai người khác nhau nên hạn chế lỗi.
- Nhược điểm: nếu người thứ hai không phải người làm từ đầu hoặc ít kinh nghiệm thì khó tìm ra lỗi.

* Cross check: là kiểm tra chéo. Người nọ kiểm tra hộ người kia và ngược lại.
VD: Hai phòng ban thực hiện quản lí tài liệu theo tiêu chuẩn ISO. Sau khi hoàn thành, hai phòng kiểm tra chéo nhau.

- Ưu điểm: có sự so sánh trong quá trình kiểm tra nên dễ nhận ra lỗi và cải thiện cả những gì làm chưa tốt, chưa đúng
- Nhược điểm: việc kiểm tra có thể kéo dài thời gian. Hai người hay hai bộ phận phải cùng xong từng bước nên không được nhịp nhàng như double check.

* Ngoài ra, còn có các cách khác như:

Spot check: kiểm tra ngẫu nhiên.
VD: trong một dây chuyền sản xuất chạy liên tục, có thể chọn ngẫu nhiên một vài sản phẩm ở các thời điểm khác nhau để kiểm tra.

- Ưu điểm: có thể phát hiện nhanh ra những lỗi mang tính hệ thống để kịp thời có đối sách.
- Nhược điểm: Do tính ngẫu nhiên như vậy, nên sự đảm bảo cho chất lượng kiểm tra là không tin cậy. Chỉ nên sử dụng như một phần của qui trình kiểm tra nhằm tăng cường chất lượng.

2) Yêu cầu với người kiểm tra

Từ các cách kiểm tra nêu trên, thấy rằng chất lượng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm người kiểm tra. Người ta biết kiểm tra cái gì, công việc này khi làm hay mắc một cái lỗi này, …
Cho nên người kiểm tra cần là những người kinh nghiệm hoặc tư duy sâu sắc về công việc, đã từng trải qua vị trí gắn liền với cụ thể, thưc tế.

3) Tầm quan trọng của dấu tích ✓ và check list.

Dấu tích ✓ sử dụng phổ biến thể hiện ý nghĩa “đã check” hoặc “đúng” và thường xuất hiện trong check list.
Còn check list là danh sách những nội dung cần kiểm tra. Khi đã kiểm tra nội dung nào, thì tích dấu ✓ nghĩa là mục đó đã hoàn thành.
VD: check list bảo dưỡng một xe máy:
☑Thay dầu
☑ Kiểm tra bugi
☑ Rửa xe v.v…

Check list nêu được nội dung cần kiểm tra, thể hiện phương pháp kiểm tra và tránh thiếu sót có thể xảy ra.
Nên mỗi công việc cần được xây dựng check list, ta sẽ thu hẹp được khoảng cách kinh nghiệm và tránh lối kiếm tra theo "cảm quan".
Khi kiểm tra theo check list xong, cần lưu scan lại để báo cáo và rút kinh nghiệm nếu cần.

Nên theo tôi, để kiểm tra kĩ và cẩn thận, cần kiểm tra theo các hạng mục trong check list nằm trong quy trình chất lượng đã phê duyệt. Nguyên tắc là hạng mục nào đã kiểm tra sẽ được tích dấu ✓ rõ ràng như là lời cam kết của người kiểm tra cho chất lượng sản phẩm của mình.

Phạm Quang Huy
Sales Manager
TEKSOL Vietnam

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây