LÃNH ĐẠO LÀ LÀM GƯƠNG

Thứ sáu - 27/01/2023 20:47
Trong tiếng Anh, có thành ngữ đó là Lead by example. Trong Phật giáo, khái niệm đó gọi là thân giáo (đích thân mình thực hiện để giáo dục người khác). Trong Nho giáo, Khổng tử nói rằng: Đức của người quân tử như gió, đức của kẻ tiểu nhân như cỏ. Gió thổi trên cỏ thì cỏ phải rạp. Bác Hồ cũng di ngôn: Lời nói đi đôi với việc làm.
Lãnh đạo = làm gương
Lãnh đạo = làm gương

LÃNH ĐẠO LÀ LÀM GƯƠNG

Thường người lãnh đạo nào cũng đều nói hay. Nhưng khoảng cách giữa lời nói và hành động không phải là ngắn. Nên sự tín nhiệm từ nhân viên và cộng sự dành cho lãnh đạo phụ thuộc vào việc thực hiện những lời nói yêu cầu của lãnh đạo.
Muốn mọi người đi đúng giờ, lãnh đạo phải đi đúng giờ.
Muốn mọi người làm việc nhiệt tình, lãnh đạo phải hết mình, hi sinh, tận tụy với công việc.
Muốn mọi người đam mê và khát khao phát triển, lãnh đạo phải không ngừng học tập.

Như vậy, lãnh đạo phải làm gương, đem thân mình ra với những việc mình làm hàng ngày thống nhất với lời nói, để là ví dụ, để là tấm gương. Như vậy thì lời nói ra, yêu cầu, mệnh lệnh mới có thể có sức mạnh, sức nặng, thu được sự tin cậy và tôn trọng của nhân viên cấp dưới.

Trong tiếng Anh, có thành ngữ đó là Lead by example. Trong Phật giáo, khái niệm đó gọi là thân giáo (đích thân mình thực hiện để giáo dục người khác). Trong Nho giáo, Khổng tử nói rằng: Đức của người quân tử như gióđức của kẻ tiểu nhân như cỏ. Gió thổi trên cỏ thì cỏ phải rạp. Bác Hồ cũng di ngôn: Lời nói đi đôi với việc làm.

Để minh họa sống động hơn cho "Lãnh đạo bằng làm gương", tôi xin kể lại hai câu chuyện của 2 danh nhân: Mahatma Gandhi và Tào Tháo.

Câu chuyện 1
Có một cậu bé rất thích ăn kẹo và cậu cũng rất thần tượng ông Gandhi. Mẹ của cậu mới bỏ công đường xa dẫn cậu đến nơi làm việc của ông Gandhi để xin ông khuyên cậu bé đừng ăn kẹo nữa. Ông Gandhi không chịu gặp, bảo một tháng sau rồi hãy quay lại.

Bà mẹ năn nỉ nhưng ông Gandhi nhất định phải một tháng sau.

Gandi

Thế là bà mẹ dẫn con về và một tháng sau lại đến tìm ông Gandhi. Lần này ông Gandhi mới đón tiếp hai mẹ con. Khi gặp chú bé ông Gandhi nói:

   - Này cháu, cháu đừng ăn nhiều kẹo quá nhé.

Bà mẹ ngạc nhiên khi thấy lời khuyên của ông Gandhi quá đơn giản, mới hỏi ông Gandhi nếu chỉ nói với con bà có vậy thì tại sao một tháng trước không nói mà phải đợi một tháng sau mới nói. Ông Gandhi trả lời:

   - Vì tôi cũng ăn nhiều kẹo, tôi phải mất một tháng để bỏ kẹo mới có thể dạy cháu được.

Lời khuyên thật đơn giản đến nỗi người lớn nào cũng có thể nói ra. Nhưng ông Gandhi chỉ nói khi ông đã thực hiện được. Và với tất cả sự chân thành của người đi trước, ông nhìn thẳng tới cháu bé, giây phút đó sức mạnh của sự thuyết phục, của sự giáo dục được trọn vẹn nhất, giúp cháu bé tiếp thu được lời khuyên này.

Câu chuyện 2

Trong một lần dẫn quân đi chinh chiến, Tào Tháo có đi qua một vùng toàn ruộng lúa chín. Dân chúng thấy binh lính kéo đến thì đều chạy trốn, chẳng có lấy một người dám ra đồng làm ruộng.

Bấy giờ, Tào Tháo sai người đi hiểu dụ tất cả bách tính vùng này tập hợp lại một chỗ, sau đó công khai thiết lập quân kỷ:

“Ta phụng chiếu vua đem quân đi đánh giặc, trừ hại cho dân. Nay đang mùa lúa chín, bất đắc dĩ phải khởi binh. Quân tướng lớn nhỏ đi qua các ruộng, ai giẫm lên lúa đều bị chém. Quân pháp thực nghiêm, nhân dân không việc gì phải lo sợ cả”.

Trăm họ nghe được lời dụ ấy, ai ai cũng vui mừng ca tụng. Quân lính cũng biết tính cách của Tào Tháo nên chẳng hề dám đi lại bừa bãi, mỗi lần qua ruộng lúa đều phải xuống ngựa, lấy tay đỡ từng bông lúa mạch, lần lượt truyền tay nhau mà đi.

Khi đang hành quân trong ruộng lúa có một chú chim bay vút lên, làm kinh động đến xe ngựa của Tào Tháo. Chú ngựa bị giật mình đã chạy vào ruộng lúa, giẫm lên một mảnh ruộng lúa mạch nhỏ. Tào Tháo lập tức gọi quan viên tùy tùng tới, yêu cầu trị tội mình vì đã đạp lên ruộng lúa.

Quan viên nói rằng: “Sao có thể trị tội Thừa tướng đây?” Tào Tháo đáp lại: “Lời ta đích thân nói ra, nếu ngay cả ta cũng không tuân thủ, thử hỏi còn ai cam tâm tình nguyện tuân thủ nữa đây?”. Nói rồi Tào Tháo liền sai người đem kiếm đến lệnh quân sĩ chém đầu mình theo quân pháp, lập tức quan quân vội xúm lại can ngăn. Lúc đầu thì Tào Tháo không chịu, cứ nhất quyết đòi chết để làm gương cho quân lính.

Mưu sĩ của Tào Tháo nói: “Trong sách Xuân Thu của Khổng thánh nhân có nói rằng: Pháp luật không áp dụng với người tôn quý”. Hiện giờ chủ công thống lĩnh đại quân, vai mang trọng trách, sao có thể tự sát được?”.

Thế là Tào Tháo liền nghĩ ra cách, cắt tóc thay đầu, truyền lệnh cho ba quân được biết.

Cổ nhân cho rằng “Thân thể, tóc và da đều do cha mẹ ban cho”. Cắt tóc là một chuyện rất hệ trọng. Do đó hành động này của Tào Tháo cũng là một hình thức tự trừng phạt vô cùng nghiêm khắc. Tào Tháo cắt tóc, vừa có thể giữ uy tín trước mặt tướng sĩ của mình, cũng đắc được lòng dân, lại giữ được sự thành tín, trung thực, đã nói là làm.

CÁCH LÃNH ĐẠO TỐT NHẤT CHÍNH LÀ LÀM GƯƠNG

Sưu tầm và tổng hợp
Phạm Quang Huy
Sales Manager
TEKSOL Vietnam

Total notes of this article: 0 in 0 rating

Click on stars to rate this article

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,205
  • Tháng hiện tại44,266
  • Tổng lượt truy cập425,300,823
TEKSOL VIETNAM FANPAGE
NHÃN HIỆU ĐỒNG HÀNH
Copyright     I     Privacy     I      Sales Terms & Conditions

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TEKSOL VIETNAM          Tập thể team TEKSOL

TEKSOL VIETNAM INDUSTRY DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
TEKSOL VIETNAM., JSC
Địa chỉ ĐKKD:  Số 17/45 Kiều Sơn, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng giao dịch: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà VCCI, 464 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Nhà xưởng: Số 50, đường Quỳnh Hoàng 1, Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Mã số thuế:
0201862965
Tel: +84 911 110 800  /   +84 815 666 408   /  +84 815 966 408
Email:   [email protected]  I   [email protected]
Số tài khoản: 1031000006262 tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Nam Hải Phòng

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây