NHỚ LẠI KHUÔN MẶT ĐẪM MỒ HÔI CỦA NHÂN VIÊN

Thứ ba - 03/05/2022 03:12
Một cuộc thuyết phục khách hàng rất hay để hiểu và chấp nhận giá bán đề nghị
THUYẾT PHỤC KHÁCH HÀNG
THUYẾT PHỤC KHÁCH HÀNG
NHỚ LẠI KHUÔN MẶT ĐẪM MỒ HÔI CỦA NHÂN VIÊN
Tác giả: Matsushita Konosuke - Người sáng lập tập đoàn Panasonic
Trích đoạn của cuốn sách "Quyết đoán trong kinh doanh"

Trong thương mại, bàn về giá cả là điều rất quan trọng. Nâng giá hoặc dìm giá đã trở thành tập quán phổ biến trong thương trường. Nếu đứng trên lập trường của người mua hàng thì mua được với giá rẻ mới có lợi. Vì vậy, hành động muốn ép giá nhiều cũng là một tính người. Nhưng ngược lại, nếu đứng trên lập trường bên bán, ngoại trừ trường hợp nâng giá cao không đúng, còn bình thường nếu cứ bán rẻ sẽ bị lỗ. Dù không đến nỗi bị lỗ thì chắc cũng không thể có lời chính đáng.

Vậy, việc ép giá và bị ép giá, dù là tập quán thương mại lâu đời nhưng có nên để cảnh ấy tiếp tục không? Tôi nghĩ, chắc chúng ta cũng cần cùng nhau nghĩ lại điều này.

Khi Công ty MATSUSHITA còn là xưởng nhỏ, bản thân tôi cũng phải trực tiếp đem hàng đi bán. Trong các ông chủ quen biết, có người phải nói là dìm giá khá giỏi. Khi tôi tới nơi, ông chủ vừa nói, vừa xem hàng, rồi nhiệt tình ép giá ngay:
“Giá cao đấy, nếu không giảm xuống thì không bán được đâu”.

Tôi cũng hết lòng yêu cầu ông bán giúp cho với giá phát ra. Nhưng vì ông chủ cửa hàng ép giá quá nhiệt tình, tôi cảm thấy sắp thua cuộc đến nơi. Lúc ấy, tôi nghĩ dù hạ giá theo yêu cầu của ông ta, dù không lời nhưng không đến nỗi lỗ. Vậy chỉ còn cách hạ giá chăng?! Đúng lúc tôi định nói ra từ “giảm giá” thì trong đầu lại hiện ra một hình ảnh, đấy là khuôn mặt người nhân viên trẻ của tôi đang hăng say làm việc trong xưởng.

Khi tôi ra đi để bán hàng thì họ vẫn đang ra sức làm việc. Khi ấy đúng vào mùa hè nóng bức nên trong xưởng lại càng nóng hơn. Thêm nữa, vật liệu làm ra sản phẩm được xử lý nhiệt trên các tấm thép nên không khí nóng đến ngột ngạt. Mọi người vừa làm việc vừa vã mồ hôi. Bản thân tôi cũng đã làm việc với họ trong không khí như thế nửa ngày rồi nên hiểu rõ bằng cơ thể cái nóng, cái khô đó. Vì vậy, khi nhớ lại khuôn mặt của người nhân viên trẻ tôi bèn suy nghĩ lại.

Nói đúng ra, dù có giảm đến giá đối tác yêu cầu thì cũng không đến nỗi lỗ, nhưng không đạt được lời thoả đáng. Sản phẩm này được làm ra trong nóng bức và mồ hôi, thành quả này lại bị đánh giá rẻ như thế thì thật đáng tiếc. Sinh mạng công ty phụ thuộc một mình mình, chịu giảm giá thế này thì ăn nói với người làm việc trong xưởng sao đây?!

Thế rồi, tôi lại nói với người chủ cửa hàng: “Trong xưởng của chúng tôi, mọi người đổ mồ hôi cố gắng làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Giá này của sản phẩm làm ra cũng được quyết định theo kế toán hợp lý. Bị giảm giá thế này còn đau khổ hơn là bị cắt gân cắt thịt. Vì vậy, thiết nghĩ mong ông mua cho giá này”.

Tôi đã thực lòng nghĩ thế và hăng hái nói thế.
Nghe xong, ông ta nhìn tôi không chớp mắt và mỉm cười nói:
“Thôi mà, biết rồi! Người ta nói nhiều chỉ để không bị ép giá nhưng lời nói của cậu có khác. Khẩu pháp như thế thì tớ không địch nổi rồi. Được rồi, giá đó cũng được, tớ mua”.

Tôi không chỉ đơn giản nói cho được việc mà thực sự đã nhớ tới hình ảnh các nhân viên và nói thế. Tôi sung sướng vì nhờ nói thế mà công việc của mọi người được đánh giá đúng.

Sau vụ đó, chúng tôi nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa; đồng thời, cũng để tâm định giá một cách thận trọng sao cho thích đáng, hợp lý.

ết quả là, sản phẩm của Công ty MATSUSHITA về chất lượng cũng khá tốt, giá cả đại khái cũng phải chăng, thị trường chấp nhận được. Chính điều này đã tạo ra một sự tin tưởng đối với công ty. Một tập quán thương mại phổ biến thời đó là sản phẩm của bất cứ công ty nào cũng bị ép giá. Với tập quán như thế mà Công ty MATSUSHITA đặt ra nguyên tắc dù bị ép giá cũng không chịu giảm giá. Nói điều này có vẻ như cố nài nỉ khách hàng mua giá cao, nhưng thực tế không phải vậy. Đương nhiên là nếu giá cao thì người ta sẽ không mua. Công ty sẽ bị khốn nếu không ai mua cho với giá đã đưa ra, nên cần kiểm tra thảo luận dưới mọi khía cạnh. Phải triệt để nỗ lực thế nào để ngay từ đầu khách hàng chịu chấp nhận giá đưa ra là thoả đáng. Với cách làm này, kết quả là Công ty MATSUSHITA được mọi nơi tin tưởng.

Matsushita Konosuke

Tác giả: Matsushita Konosuke - Người sáng lập tập đoàn Panasonic
Trích đoạn của cuốn sách "Quyết đoán trong kinh doanh"

Total notes of this article: 0 in 0 rating

Click on stars to rate this article

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay965
  • Tháng hiện tại19,835
  • Tổng lượt truy cập425,356,201
TEKSOL VIETNAM FANPAGE
NHÃN HIỆU ĐỒNG HÀNH
Copyright     I     Privacy     I      Sales Terms & Conditions

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TEKSOL VIETNAM          Tập thể team TEKSOL

TEKSOL VIETNAM INDUSTRY DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
TEKSOL VIETNAM., JSC
Địa chỉ ĐKKD:  Số 17/45 Kiều Sơn, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng giao dịch: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà VCCI, 464 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Nhà xưởng: Số 50, đường Quỳnh Hoàng 1, Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Mã số thuế:
0201862965
Tel: +84 911 110 800  /   +84 815 666 408   /  +84 815 966 408
Email:   [email protected]  I   [email protected]
Số tài khoản: 1031000006262 tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Nam Hải Phòng

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây