4 KHÁI NIỆM KINH TẾ HỌC

Thứ sáu - 22/04/2022 03:31
Nhớ có lần, một người bạn hỏi tôi – cậu học kinh tế, thử xem giúp tôi, bây giờ làm gì kiếm ra tiền, có cổ phiếu hay đất cát nào có thể đầu tư được không?
chi phí cơ hội
chi phí cơ hội
4 KHÁI NIỆM KINH TẾ HỌC
Tác giả: Trần Nhuận Vinh

Nói về học kinh tế và việc áp dụng thực tiễn, tưởng khó mà dễ!
Nhớ có lần, một người bạn hỏi tôi – cậu học kinh tế, thử xem giúp tôi, bây giờ làm gì kiếm ra tiền, có cổ phiếu hay đất cát nào có thể đầu tư được không?
Thực tế đó là một sự hiểu sai về Kinh tế học.

Một vị giáo sư Đại Học Harard có nói: “Kinh tế học không dạy ta kiếm tiền, nhưng nó giúp ta biết cách lựa chọn”. Có thể hiểu, kinh tế học cung cấp cho ta các phương pháp và công cụ để phân tích vấn đề, để ta có sự lựa chọn lý tính và hiểu biết.

Nghe thì có vẻ cao siêu, nhưng thực ra nó rất thực tế. ví dụ như ta nên đi xe chất lượng cao hay gọi taxi, có nên kết hôn với người đó, nên đi mua sắm ở đâu hay nhìn nhận thế nào về các chính sách của nhà nước…

Nhân tiện, tôi xin phép bàn về 4 khái niệm nghe có vẻ khó hiểu của kinh tế học, nhưng thực tế không có gì là phức tạp cả, mà còn rất thực tế và gần gũi.
(1) . Chi phí cơ hội (Opportunity cost/ 机会成本)
(2) . Chi phí chìm (Sunk costs/沉默成本)
(3) . Giá trị cận biên ( Marginal utility/边际效用)
(4) . Phản ứng khích lệ (Excitation response/ 激励反应)

1. Khái niệm thứ nhất: Chi phí cơ hội
Khái niệm này giúp ta không chỉ nhìn thấy, những việc đang phát sinh mà còn giúp ta biết những điều chưa xảy ra. Ta thường hay nói về chi phí hay giá thành khi làm một việc. Ví dụ, khi ta mua một cái bánh mỳ giá 5 nghìn đồng, vậy chi phí cho cái bánh mỳ là 5 nghìn đồng. Giả thiết, ta không mua cái bánh mỳ đó nữa, vậy ta có thể dùng số tiền đó để đi mua một quả cam. Có nghĩa là nếu ta mua cái bánh mỳ thì sẽ phải bỏ cơ hội để mua được quả cam.
Vậy, tổng chi phí của việc mua một cái bánh mỳ sẽ là 5 nghìn đồng cộng thêm chi phí cơ hội. Nói theo cách khác, khi đối mặt với một quyết định nào đó, ta cần phải tính giá trị của cơ hội đã bị bỏ qua. Xem ra có vẻ vòng vo quá.

Lại nói một ví dụ khác. Giả thiết ta sẽ tiếp tục chỉ có quan hệ yêu đương một người phụ nữ mà ta không tha thiết cho lắm hoặc là sẽ kết hôn với cô ta? Ở đây, phương pháp suy xét là, giá thành ta bỏ ra là thời gian và tình cảm và ta nhận được là một mái ấm gia đình và niềm hạnh phúc…, nhưng thực tế suy xét đó đã mắc phải một sai lầm. Nếu đó là người quả thực trong thâm tâm chưa phải là người ta yêu thương nhất, nhưng thôi tặc lưỡi vậy, nghĩ là dù sao vẫn còn hơn độc thân?

Nếu suy xét như vậy là không hết, bởi vì, chúng ta chưa tính đến chi phí cơ hội trong quyết định này. Vì nếu ta kết hôn với người phụ nữ đó, ta đã bỏ mất cơ hội có khả năng sẽ gặp một người phụ nữ khác toàn diện hơn, và thời gian ta đã đi qua là không thể lấy lại được. Cho nên, trong việc này, cần phải cộng thêm khả năng sẽ bị bỏ lỡ như nêu trên mà khiến ta sẽ phải suy xét và quyết định lại liệu có phải vì người phụ nữ đó mà bỏ lỡ khả năng tốt hơn trong tương lai không? Đó là khái niệm về chi phí cơ hội.

Thực ra, khái niệm này còn có một hàm ý, ta không chỉ coi trọng việc trước mắt mà còn phải suy xét đến giá trị của các việc sẽ diễn ra trong tương lai. Chính vì thế mà, một người làm quyết sách, nhất là những người cầm cân nảy mực không thể nhìn những việc trước mắt, cần phải có cái nhìn xa, nhìn ra những cơ hội lớn có thể đánh mất mà cân nhắc trước sau.

2. Khái niệm thứ hai: chi phí chìm.
Có thể giải thích khái niệm chi phí chìm là những gì đã xảy ra, không thể nào níu kéo lại được, thì không nên vì nó mà ảnh hưởng đến quyết sách.
Những chi phí mà không thể hoàn lại được, được hiểu là chi phí chìm. Ta lấy một ví dụ. Giả thiết ta đang đứng chờ một xe buýt để đi tham gia một cuộc họp quan trọng. Đến nửa tiếng mà xe buýt chưa đến, có khả năng cuộc họp quan trọng sẽ bị lỡ. Lúc này, ta nên tiếp tục đợi hay gọi Taxi? Ta cần phải có sự lựa chọn. Khi đó, sẽ nảy sinh ý nghĩ, biết thế thì gọi Taxi sớm cho xong, giờ có phải đã đến nơi rồi không! Rồi tự trách mình thật ngốc, làm ta uổng phí nửa tiếng đồng hồ! Có than phiền, thì việc ta đã uổng phí thời gian để chờ đợi xe Buýt không thể thay đổi được, việc đó đã xảy ra rồi, thời gian đã trôi qua rồi. Ta nên coi đó là chi phí “ chìm” và không nên ảnh hưởng đến quyết sách và sự lựa chọn.

Ta chỉ nên cân nhắc lợi ích của việc đi Taxi lúc này đó là sẽ đến nhanh hơn và không bị lỡ buổi họp và sẽ bị phát sinh giá thành chi phí đó là đi Taxi sẽ đắt hơn mà thôi.

Trong cuộc sống, khái niệm chi phí chìm này rất hay gặp phải. Như ta gọi phải một cốc nước dở toẹt, không hợp khẩu vị hay mua vé xem một bộ phim không hay. Khi đó, nên biết việc xảy ra đã không thể thay đổi được, để rồi có sự lựa chọn hay quyết sách đúng đắn, tránh đưa ra quyết định cảm tính. Không bỏ qua sai lầm thứ nhất chính là ta đang mắc phải sai lầm thứ hai.!

3. Khái niệm thứ ba: Giá trị cận biên.

Đó là vấn đề ta suy xét khi tăng thêm một điều gì đó. Phải dùng ví dụ mới có thể giải thích được điều này.
Lại nói đến việc ta ăn bánh mỳ kẹp thịt khi đang rất đói. Sẽ có những diễn biến như sau:
Ăn cái thứ nhất: ôi ngon và thơm làm sao! Chỉ muốn ăn thêm cái nữa…
Ăn tiếp cái thứ hai: ừ, ngon đấy, lại ăn thêm cái nữa.
Ăn cái thứ 3: Lúc này ta đã no rồi nên cảm thấy khẩu vị cũng tạm được
Ăn cái thứ 4: cảm thấy chán và ngấy, không thể nuốt nổi nữa, muốn ọe ra.
Đến cái thứ 5: Do quá no nên không thể ăn nổi, thậm chí nhắc đến bánh mỳ là sợ!

Có thể giải thích là, cứ ăn thêm một cái bánh mỳ, ta lại có cảm xúc về giá trị của bánh mì mang lại không giống nhau, luôn thay đổi ( giảm xuống) theo số lượng tăng dần, đến cái thứ 5 giá trị đó dường như về âm (dưới không). Vậy là, cứ mỗi lần thêm một cái bánh mỳ, ta sẽ tăng thêm mức độ suy xét, có nên ăn thêm nữa không? Đó là chuyện cái bánh mỳ.

Còn trong cuộc sống hay việc kinh doanh, khái niệm này xảy ra thường xuyên ngay quanh chúng ta. Ngày xưa, các cụ cũng hay có câu “ cả thèm chóng chán” để chỉ cái gì nhiều quá rồi cũng chán.

Trong kinh doanh cũng vậy. Giả thiết, ta có một nhà máy với công suất 1 triệu sản phẩm trong một tháng. Để đáp ứng được sản lượng tối đa, ta đã chuẩn bị tốt cho việc vận hành nó, bao gồm công nhân và vốn quay vòng. Nếu đơn đặt hàng luôn trong mức 1 triệu sản phẩm đổ lại, việc vận hành nhà máy sẽ rất thuận lợi và suôn sẻ, máy móc được bảo trì đúng quy trình, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, công nhân được đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi, dòng tiền quay vòng được ổn định và khống chế được thất thoát.

Bỗng một ngày, đối tác yêu cầu 1 đơn hàng là 1.5 triệu sản phẩm. Vậy nhà máy nên từ chối hay là nhận đơn hàng. Ta cần suy xét để đưa ra quyết sách đúng đắn. Bởi cũng giống như việc ta ăn cái bánh mỳ vậy. Khi giá trị cận biện giảm xuống về 0 rồi về giá trị âm. Khi đó, nhà máy sẽ kiệt sức và dẫn theo một loạt các hệ lụy như: dòng tiền không đủ phải vay thêm ngân hàng khiến chủ nhà máy phải suy xét về lãi suất và tài sản thế chấp, nhân viên chế độ nghỉ ngơi không đảm bảo, mệt mỏi dẫn đến xảy ra các vấn đề về an toàn lao động, chất lượng sản phẩm và quy trình làm việc, máy móc làm việc quá sức dẫn đến hỏng hóc làm tăng tổn hao, phải thay thế và đầu tư mới trước thời hạn…, thậm chí có thể không đáp ứng được đơn hàng khiến cho phải bồi thường hợp đồng…, Và kết cục giá thành bỏ ra để sản xuất đảm bảo cho lượng sản phẩm tăng thêm còn cao hơn hiệu quả của lợi nhuận việc tăng thêm 500 nghìn sản phẩm như trên. Đó cũng là lý do, nhiều doanh nghiệp làm nhỏ thì tồn tại, làm lớn thì thất bại.

Trong ngành kinh doanh dịch vụ như khách sạn hay nhà hàng ăn uống cũng vậy, các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết là cứ lượng khách đạt trên 70% là phải tăng giá để đảm bảo chất lượng dịch vụ sản phẩm và khấu hao tài sản, thiết bị máy móc, nội thất. Vì sao lại là tăng giá, vì khi tăng giá sẽ có một lượng khách bỏ đi và tránh được quá tải mà doanh thu không bị giảm do lượng khách đó bỏ đi.

Từ lý thuyết trên mới thấy, trong các dịp mùa du lịch, lượng khách quá tải, quản lý nhà nước không nên can thiệp vào giá dịch vụ mà chỉ nên ngăn chặn các hành vi có yếu tố gian lận, lừa đảo, ép giá với khách du lịch. Và tất nhiên, khi cầu vượt quá cung thì tất yếu sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, môi trường văn hóa dịch vụ, môi trường sinh thái, tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng . Đó lúc cần phải định vị lại phân khúc thị trường khách và ưu hóa các sản phẩm dịch vụ để phát triển ổn định và bền vững hơn. Cần cân nhắc việc giảm lượng để nâng cao về chất.

4. Khái niệm thứ tư: Phản ứng khích lệ.

Ta hiểu đó là những việc thay đổi của chính sách hay hành vi, khiến con người ta thay đổi , từ đó ảnh hưởng đến những cục diện lớn hơn. Lấy một ví dụ: Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người nghèo, giúp người nghèo có thu nhập cao hơn nên đã quy định ra mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Mỹ vào những năm 50 của thế kỷ trước thì cho rằng, việc áp dụng tăng mức lương tối thiểu sẽ khiến người nghèo càng nghèo hơn. Lý do là khi lương của nhân viên cao, để tránh phát sinh chi phí, người sử dụng lao động sẽ phải cân nhắc việc giảm chi phí nhân sự và khả năng những công nhân không có tay nghề tốt sẽ bị nghỉ việc và thất nghiệp là khá cao. Đây đã từng được Mỹ đánh giá là một giải pháp tồi tệ nhất. Tuy nhiên, mọi điều kiện của Mỹ vào thời gian đó có thể đã không giống ta hiện nay. Nhưng kết quả nghiên cứu thời đó cho thấy, chính phủ cứ tăng 10% mức lượng tối thiểu sẽ khiến tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 1-3%.

Một giáo sư được giải thưởng Nobel của Mỹ năm 1946 đã từng phát biểu rằng, việc nâng mức lương tối thiểu là một chính sách thất bại của Mỹ, nó khiến người nghèo trở nên nghèo hơn và làm lệch lạc sự phân phối nguồn tài nguyên nhân lực.

Chính vì vậy mà, quản lý nhà nước đưa ra một quyết sách cần phải suy xét hiệu ứng và các tác động của nó có thể dẫn đến các hiệu ứng khác, đừng chỉ nhìn một chiều phiến diện mà làm hỏng cả một cục diện lớn.

Đây là bài học mà của rất nhiều các quốc gia, địa phương từng mắc phải. Một chính sách tốt cần phải đáp ứng mọi mối quan hệ và không tạo ra các hiệu ứng tiêu cực lan truyền khác, tránh được một mất mười.

Trong xu thế hiện nay, việc phát triển là tất yếu. Tuy nhiên, song song với việc phát triển, cần gìn giữ và bảo tồn các giá trị cốt lõi, đề cao tính nhân văn trong cộng đồng và các giá trị văn hóa, bảo vệ tốt môi trường sống, môi trường văn hóa và môi trường sinh thái tự nhiện. Bởi yếu tố cốt lõi của phát triển bền vững là không làm tổn hại đến thế hệ mai sau.

Từ 4 khái niệm trên, ta thấy kinh tế học thật gần gũi và gắn liền với cuộc sống.

Tác giả: Trần Nhuận Vinh
Nguồn: FB tác giả Trần Nhuận Vinh

Total notes of this article: 0 in 0 rating

Click on stars to rate this article

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay927
  • Tháng hiện tại29,254
  • Tổng lượt truy cập425,332,907
TEKSOL VIETNAM FANPAGE
NHÃN HIỆU ĐỒNG HÀNH
Copyright     I     Privacy     I      Sales Terms & Conditions

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TEKSOL VIETNAM          Tập thể team TEKSOL

TEKSOL VIETNAM INDUSTRY DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
TEKSOL VIETNAM., JSC
Địa chỉ ĐKKD:  Số 17/45 Kiều Sơn, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng giao dịch: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà VCCI, 464 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Nhà xưởng: Số 50, đường Quỳnh Hoàng 1, Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Mã số thuế:
0201862965
Tel: +84 911 110 800  /   +84 815 666 408   /  +84 815 966 408
Email:   [email protected]  I   [email protected]
Số tài khoản: 1031000006262 tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Nam Hải Phòng

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây